Phòng khám tai mũi họng Hà Nội

Phòng khám Đa Khoa Nhân Ái tọa lạc tại địa chỉ 709 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội là phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội. Đây là nơi quy tụ nhiều thầy thuốc uy tín đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Với độ ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có trình độ chuyên môn cao, cán bộ nhân viên tận tâm với nghề cùng với hệ thống máy móc hiện đại như: Kỹ thuật PPH, HCPT, COOK, máy theo dõi gây mê, máy ViBa, hệ thống phòng mổ, xét nghiệm… đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bộ Y Tế.

Phòng khám đa khoa Nhân Ái điều trị viêm xoang mũi, viêm tai giữa mãn tính, chữa viêm mũi dị ứng, chữa viêm họng hạt, viêm họng ở trẻ em,... đã và đang nỗ lực trở thành địa chỉ khám chữa tai mũi họng hàng đầu Việt Nam.

Bạn đang băn khoăn không biết địa chỉ phòng khám tai mũi họng ở đâu (chỗ nào) tốt nhất, uy tín nhất Hà Nội. Hãy đến với phòng khám đa khoa Nhân Ái Hà Nội - Chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị và phục vụ tốt nhất.

Bệnh chốc lở nên dùng thuốc gì ?

Chốc lở dùng thuốc gì?

Bệnh chốc lở da thường gặp, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, thường là tụ cầu, liên cầu. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có khi gặp ở cả người lớn. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, cũng có một số thể bệnh nguy hiểm do tụ cầu gây bệnh có thể đe dọa tính mạng hoặc chốc biến chứng gây viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy thận.

Biểu hiện bệnh là các mụn mủ, mụn nước dễ trợt vỡ, sau đóng vảy vàng, hay gặp ở vùng mặt, tay, chân. Bệnh thường khỏi trong 10 ngày tới 2 tuần nếu điều trị đúng. Điều trị bệnh chốc nếu bị nhiều, nặng, phải sử dụng kháng sinh toàn thân và thuốc bôi tại chỗ, còn nếu mức độ nhẹ thì có thể chỉ dùng thuốc bôi đơn thuần.

Các thuốc dùng toàn thânĐường toàn thân thường dùng kháng sinh tác động vào nhóm vi khuẩn Gr (+) như oxacillin, cloxacillin hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1-2 như cephalexin. Sử dụng các thuốc kháng sinh trên cần lưu ý một số điểm sau:

Oxacicllin là kháng sinh thuộc nhóm isoxazolyn penicillin có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn, kể cả tụ cầu có tiết men penicillinase. Hiệu lực của thuốc để điều trị tụ cầu tương đối tốt. Chú ý thuốc hấp thu tốt hơn khi đói, nên cho người bệnh uống trước khi ăn 1 giờ. Một số tác dụng phụ có thể gặp: dị ứng, sốt, nổi ban đỏ, ngứa. Đối với tiêu hóa có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý các tương tác thuốc sau: với thuốc tránh thai có thể làm giảm tác dụng thuốc tránh thai. Thuốc nhóm tetracycllin làm giảm hiệu lực của oxacillin, vì vậy không dùng cùng với các thuốc nhóm này.

Cloxacillin cũng là kháng sinh thuộc nhóm penicillin kháng penicillinase, là kháng sinh diệt khuẩn, đặc biệt  tụ cầu, kể cả tụ cầu tiết penicillinase. Thuốc chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh, người suy thận nặng. Thận trọng với người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân dị ứng với cephalosporin. Không dùng thuốc chung với amiloglycosid, probenecid. Lưu ý các tác dụng có hại như: mày đay, dị ứng, sốt, đau khớp, phù mạch, tổn thương thận, tiêu chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ. Dùng thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.

Các thuốc khác thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I, II cũng có hiệu quả điều trị tụ cầu và vi khuẩn gram (+) nên có thể dùng điều trị chốc. Cephalexin thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Khi dùng thuốc này cần chú ý với người suy thận, thuốc gây tác dụng không mong muốn là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, dị ứng, mày đay, viêm gan, viêm thận kẽ, vàng da ứ mật. Không nên kết hợp với các thuốc độc với thận như kháng sinh nhóm aminiglycosid, thuốc lợi tiểu mạnh.

Chốc lở dùng thuốc gì?


Các thuốc bôi tại chỗ:

Thuốc sát khuẩn tại chỗ: dùng dung dịch thuốc màu: milian, castellani có tác dụng diệt khuẩn, làm khô tổn thương. Đối với người lớn thường dùng castellani, trẻ em dùng milian vì castellani có thể gây kích ứng và cảm giác rát. Dung dịch màu sát khuẩn thường dùng đối với tổn thương chốc ở giai đoạn đầu lúc mới có mụn nước, bọng nước hoặc mới trợt vỡ. Bôi thuốc ngày 1-2 lần. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt, làm khô tổn thương nhanh nhưng nhược điểm là để lại màu xanh hoặc đỏ trên da.

Thuốc mỡ có kháng sinh hoặc chất diệt khuẩn như: mỡ gentamycin, neomycin, mupirocin, acid fusidic. Khi dùng thuốc này cần chú ý, bôi thuốc 1-2 lần trong ngày với lượng vừa đủ phủ kín tổn thương. Nên dùng mỡ có mupirocin với bệnh chốc lở do tụ cầu kháng methicillin. Không nên dùng thuốc mỡ cho các tổn thương trợt ướt, chảy dịch nhiều mà nên dùng thuốc dạng dung dịch bôi đến khi nào tổn thương khô thì dùng thuốc mỡ.

Thuốc mỡ hoặc cream có chứa cả kháng sinh và corticoid nhẹ và vừa như: fucidin H, fucicort, neocortef, cũng có thể dùng trong giai đoạn viêm nhiều. Tuy nhiên, cần thận trọng tác dụng phụ của corticoid gây teo da, giãn mạch… vì vậy không dùng diện rộng, vị trí da mỏng, nhiều nếp gấp và không dùng kéo dài.

Ngoài thuốc bôi tại chỗ còn có thể sử dụng thuốc tím pha loãng 1/10.000 để ngâm vùng tổn thương và tắm. Thuốc tím vừa có tác dụng diệt khuẩn lại có tác dụng làm khô các tổn thương trợt da, chảy dịch. Ngâm rửa tại chỗ ngày 1-2 lần. Các loại lotion hoặc gel làm sạch da và giữ ẩm cho da như cetaphil, lactacid, eucerin… tắm cũng giúp da sạch sẽ, tránh khô da.

Cần chú ý, bệnh nhân không dùng tay để làm dập vỡ mụn nước, mụn mủ, không cạy vảy da. Để phòng bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da khô, thoáng, rửa tay hằng ngày sạch sẽ bằng xà phòng, cắt ngắn móng tay, tránh cào gãi trầy xước. Bôi thuốc kháng sinh, diệt khuẩn vào các nốt trầy xước, côn trùng cắn đốt.

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thiết bị máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, chuyên gia tư vấn miễn phí trực tuyến và hơn thế nữa là sự quan tâm chăm sóc, tận tình từ đội ngũ nhân viên. Với những ưu thế trên Phòng khám Đa khoa Nhân Ái là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 043-2969-666 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Bài viết liên quan:

  • Bệnh chốc lở nên dùng thuốc gì ?Chốc lở dùng thuốc gì? Bệnh chốc lở da thường gặp, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, thường là tụ cầu, liên cầu. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có khi gặp ở cả người lớn. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức k… Đọc thêm

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

BÁC SỸ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ 4 đang chờ/ 20 đang chát 2 cách tư vấn